Ngày 13/5/2019, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung các quy định pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực môi trường (“Nghị định 40”). Nghị định này sửa đổi sửa đổi, bổ sung các Nghị định sau đây

  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Nghị định số 19/2015/NĐ-CP về lập, thẩm định phương án phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
  • Nghị định số 127/2014/NĐ-CP về điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Làm rõ, bổ sung các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trong quy định Danh mục các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược , gồm:

1 Chiến lươc
1.1 Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia
1.2 Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng có tác động lớn đến môi trường, gồm: ngành điện (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân); khai thác dầu khí, lọc hóa dầu; giấy; công nghiệp hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cao su; dệt may; xi măng; thép; thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
2 Quy hoạch
2.1 Quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
2.2 Các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn có tác động lớn đến môi trường, bao gồm:
2.2.1 Quy hoạch mạng lưới đường bộ
2.2.2 Quy hoạch mạng lưới đường sắt
2.2.3 Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển;
2.2.4 Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống hàng không, sân bạy
2.2.5 Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
2.2.6 Quy hoạch tổng thể về năng lượng
22.7 Quy hoạch phát triển điện lực
2.2.8 Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn
2.2.9 Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
2.2.10 Quy hoạch tài nguyên nước
2.2.11 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ
2.2.12 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản
2.2.13 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
2.3 Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường, bao gồm:
2.3.1 Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh
2.3.2 Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia
2.3.3 Quy hoạch thủy lợi
2.3.4 Quy hoạch đê điều
2.3.5 Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
2.3.6 Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước
2.3.7 Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn
2.3.8 Quy hoạch tuyến, ga đường sắt
2.3.9 Quy hoạch chung đô thị loại I trở lên
2.4 Quy hoạch vùng
2.5 Quy hoạch tỉnh
2.6 Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
3 Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch của đối tượng thuộc các mục 1 và 2 Phụ lục này mà thay đổi mục tiêu của chiến lược, quy hoạch

Bổ sung Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được chia thành 03 nhóm như sau:
Nhóm I

1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
4. Sản xuất hoá chất, phân bón hóa học (trừ loại hĩnh phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
6. Thuộc da;
7. Lọc hoá dầu;
8. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;

Nhóm II

9. Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
10. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
11. Sản xuất pin, ắc quy;
12. Sản xuất clinker;

Nhóm III

13. Chế biến mủ cao su;
14. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
15. Chế biến mía đường;
16. Chế biến thuỷ sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
17. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử

Bổ sung, thay mới Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gồm 107 loai dự án. Danh mục được chia thành nhóm đặc biệt do quy mô và chính sách môi trường như các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay Dự án đầu tư xây dựng sử dụng đất rừng và 18 nhóm dự như liệt kê dưới đây:

1. Nhóm các dự án về xây dựng
2. Nhóm các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng
3. Nhóm các dự án về giao thông
4. Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ, điện tử
5. Nhóm các dự án về thủy lọi, khai thác rừng, trồng trọt
6. Nhóm các dự án về khai thác, chế biến khoáng sản; khai thác tài nguyên nước
7. Nhóm các dư án về dầu khí
8. Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải
9. Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim
10. Nhóm các dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
11. Nhóm các dự án về sản xuất, chế biến thực phẩm
12. Nhóm các dự án về chế biến nông sản
13. Nhóm các dư án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
14. Nhóm các dự án về sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
15. Nhóm các dự án ve hóa chât, dược phâm, mỹ phâm, nhựa, chât dẻo
16. Nhóm các dự án về sản xuất giấy và văn phòng phẩm
17. Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc; và
18. Nhóm các dư án khác.

Bổ sung chi tiết các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:

Về các biện pháp xử lý chất thải: Phải đánh giá giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình xử lý chất thải để thẩm định về môi trường phải có phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở (đối với dự án có nhiều bước thiết kế) hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

Chương trình quản lý và giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; dự kiến chương trình quản lý và quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường gồm:
– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án (chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống,…), bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;
– Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;

Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có thêm một phần đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới;

Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;

Đối với dự án khai thác khoáng sản, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; đối với dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại được điều chỉnh từ 03 năm đã được tăng lên 05 năm kể từ ngày cấp.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thay thế giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, hồ sơ cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thể được lập cùng với hồ sơ cấp giấy phép xử lý chất thái nguy hại theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở. Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và thủ tục kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Trong quá trình xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại làm cơ sở cho việc xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm. Văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm làm căn cứ cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phục vụ việc vận hành thử nghiệm với tổng khối lượng chất thải thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng không được vượt quá năng lực xử lý của dự án. Việc vận hành thử nghiệm thực hiện theo quy đinh tại Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

Thời hạn kiểm tra, chấp thuận vận hành thử nghiệm của dự án xử lý chất thải nguy hại là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn kiểm tra, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hô sơ hợp lệ. Thời hạn nêu trên không bao gôm thời gian tô chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép.

Quy định nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Điều kiện phế liệu nhập khẩu

Theo quy định mới, phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu (cơ sở sản xuất); được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu.

Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khi hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
2- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 57 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.

Điều kiện nhập khẩu của tổ chức, cá nhân

Nghị định 40/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ các tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây mới được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

1- Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;

2- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành.
Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

3- Có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số chú ý về các quy định pháp luật môi trường theo quy định của Nghị định 40, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Nghị định 40 gồm 07 Điều, 81 trang nội dung, 121 trang Phụ lục và Biểu mẫu kèm theo. Nhấn vào đây để tải về toàn văn Nghị định.